Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

TP Vũng Tàu luôn chú trọng phát triển mảng xanh đô thị

 

Tại hội thảo về giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến trong quy hoạch và quản lý phát triển công viên cây xanh đô thị, do Hiệp hội công viên cây xanh Việt Nam vừa tổ chức tại TP. Vũng Tàu, nhiều ý kiến cho rằng, phải đặc biệt chú trọng đến quy hoạch và phát triển cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm và góp phần bảo vệ môi trường.


Phát triển mạnh hệ thống cây xanh, cây cảnh ở các công viên, khu đô thị là góp phần mang đến bộ mặt đô thị khang trang, sạch, đẹp.
Trong ảnh: Chăm sóc cây hoa tại các công viên ở khu vực TP.Vũng Tàu.


Trống vắng mảng xanh


Nhu cầu về nhà ở ngày càng gia tăng nên tại các khu đô thị mới, nhà ở có xu hướng được ưu tiên hơn so với các không gian xanh. Điều này đạt được mục tiêu trước mắt là giải quyết đủ nhu cầu ở cho người dân, nhưng không mang lại một môi trường sống tiện nghi, thân thiện và bền vững. Theo TS Trần Thế Mỹ, Chủ tịch Hội KHKT lâm nghiệp TP.Hồ Chí Minh, do điều kiện lịch sử để lại, nhiều đô thị Việt Nam từ loại II trở lên không được quy hoạch đồng bộ ngay từ đầu mà chủ yếu cơi nới, chắp vá trong quá trình phát triển đô thị, điển hình như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quy Nhơn, Cần Thơ. Vì vậy, vùng nội thành của các đô thị này luôn chật chội, thiếu cây xanh, đặc biệt là cây xanh công cộng do quỹ đất dành để phát triển diện tích xanh, không gian xanh không còn nữa. Chưa kể những diện tích đã được quy hoạch cây xanh còn bị xà xẻo và sử dụng vào những mục đích khác nhau.


Thêm vào đó, việc phát triển cây xanh ở đô thị thời gian qua vẫn còn bất cập và nhiều khiếm khuyết. Ở một số khu đô thị mới, nhiều nhà đầu tư cố tình bỏ quên việc tạo mảng xanh, trồng nhiều cây cho khu đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do thiếu giải pháp phát triển đồng bộ từ quy hoạch, kiến trúc đến công tác quản lý, nên đô thị mọc lên hay mở rộng ra đều thiếu tính thẩm mỹ và nhạt nhòa bản sắc. Cây xanh, một thành tố quan trọng của đô thị, cũng không nằm ngoài vòng hệ lụy ấy. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2050 đặt ra yêu cầu xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị Việt Nam, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các đô thị Việt Nam phát triển thịnh vượng, thân thiện với môi trường. Song, đến thời điểm hiện nay, vấn đề quy hoạch và phát triển công viên cây xanh trong đô thị vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.


Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), hiện nay công tác quản lý cây xanh nhiều nơi vẫn còn lỏng lẻo, một mặt ngân sách hạn chế, mặt khác chưa có các ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển cây xanh. Mặc dù các văn bản pháp luật quy định về quản lý cây xanh đã có nhưng khi thực hiện còn nhiều bất cập. Những hành vi xâm hại, bức tử, chặt hạ cây xanh chưa có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, phương pháp tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức bảo vệ cây xanh chưa đổi mới.


Theo Cục hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), trong các năm gần đây diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã từng bước tăng dần lên; như: Huế 18m2/người, Vinh 10,5m2/người, TP.Vũng Tàu 10m2/người, Hà Nội 5,52m2/người, Nam Định 5,39m2/người, Hải Phòng 3,09m2/người, TP.Hồ Chí Minh 2,4m2/người, Đà Nẵng 2,4m2/người. 

Đến nay, đã có 45 tỉnh, thành phố ban hành quy định về quản lý cây xanh, phân công, phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn. Riêng TP.Vũng Tàu hiện nay đang duy trì bảo vệ, chăm sóc 36.344 cây xanh. Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Công ty CP Phát triển công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu, TP.Vũng Tàu đang phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người đạt từ 12m2 – 12,5m2/người


Cụ thể hóa tiêu chí “xanh”


Ông Trần Thiện Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Công viên cây xanh Việt Nam cho rằng, các nhà khoa học, quản lý đô thị phải đưa ra quy hoạch về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, kỹ thuật, chăm sóc. Đẩy mạnh sự giám sát của xã hội đối với bảo vệ và chăm sóc cây xanh; đào tạo nhân lực có kiến thức khoa học và kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị. Còn theo ông Nguyễn Hồng Tiến, cần có các giải pháp mang tính đồng bộ từ quy hoạch mà trong đó xác định cụ thể đất dành cho cây xanh; đề xuất xây dựng công trình gắn với bảo vệ cây xanh hiện hữu; quản lý chặt chẽ đất dành cho cây xanh; xây dựng và cụ thể hóa các tiêu chí “xanh” trong đánh giá, xếp loại đô thị. Thậm chí, phải có quy định rõ loại cây nào khuyến khích trồng và loại cây cấm trồng ở đô thị, bổ sung các quy định có liên quan đến bảo vệ cây xanh.


PGS. TS Đỗ Tú Lan, Trưởng Ban khoa học kỹ thuật Hiệp Hội cây xanh Việt Nam cho rằng, đã đến lúc cần có những quy định mang tính liên ngành để chế tài cụ thể về việc quản lý cây xanh đô thị, đặc biệt là đối với dự án xây dựng và cải tạo có ảnh hưởng đến cây xanh đô thị. “Phải coi cây xanh là một thực thể đáng quý của đô thị, được quy hoạch rất cẩn trọng và không được tùy tiện di dời hay chặt hạ. Đối với bất kỳ dự án đầu tư nào có ảnh hưởng đến cây xanh đô thị cũng phải lập kế hoạch ngay từ khi thiết kế dự án. Phải có sự tham gia của cộng đồng đối với quy hoạch và dự án phát triển đô thị có ảnh hưởng đến hiện trạng cây xanh đô thị” - PGS.TS Đỗ Tú Lan nói.


Theo ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu, Nhà nước nên chủ động tìm kiếm, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát triển cây xanh đô thị để bảo vệ môi trường, các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, khuyến khích và huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào phát triển hệ thống cây xanh. “Theo tôi, việc xây dựng và triển khai thực hiện mô hình xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị là tiền đề thuận lợi để nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ thiên nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư”, ông Tài nhấn  mạnh.


Bài, ảnh: TRIỆU VỸ (nguồn: baobariavungtau.com.vn)


Thành phố Vũng Tàu luôn có chủ trương và chính sách phát triển mảng xanh đô thị


ÔNG PHAN HÒA BÌNH, CHỦ TỊCH UBND TP.VŨNG TÀU:

Vũng Tàu đẹp hơn nhờ hệ thống cây xanh, công viên biển

Xác định được vai trò của cây xanh trong phát triển đô thị, mấy năm gần đây TP.Vũng Tàu quan tâm quy hoạch và phát triển cây xanh ở công viên, các đường phố chính, giải phân cách và các nút giao thông, cửa ngõ. Qua đó, tạo diện mạo và bộ mặt đô thị khang trang cho thành phố. Tôi cho rằng, Vũng Tàu đẹp hơn, duyên dáng hơn nhờ hệ thống cây xanh và công viên biển. TP.Vũng Tàu sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển cây xanh đô thị bằng cách tận dụng và phát huy các điều kiện sẵn có của cộng đồng xã hội, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đô thị.


Link gốc: http://baria-vungtau.gov.vn/sphere/baria/vungtau/page/print.cpx?uuid=5b9091e05256891b87b7c189

Vũng Tàu: chặt 50 cây xanh để thi công đường Thống Nhất

 

(PLO) - Hơn 50 cây xanh các loại gồm xà cừ, điệp, bàng, gừa không thể giữ lại do nằm trực tiếp dưới mặt đường làm mới.

Chặt hạ cây để thi công đường Thống Nhất (nối dài)


Hai ngày qua, một số người dân TP Vũng Tàu chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh đơn vị chức năng cắt tỉa cành nhánh, chuẩn bị cho việc chặt hạ nhiều cây xanh để thi công đường Thống Nhất (nối dài).


Theo tìm hiểu, tuyến đường Thống Nhất (nối dài) dài hơn 1,8km nối từ đường Lê Hồng Phong - Trương Công Định-Lê Lai- Lý Thường Kiệt- Trần Hưng Đạo TP Vũng Tàu sau rất nhiều năm chậm triển khai đã bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 1-2021. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường này sẽ góp phần hình thành trục giao thông kết nối từ cửa ngõ Vũng Tàu đến trung tâm thành phố ra biển Bãi Trước.


Để thi công đường thì hơn 50 cây xanh các loại gồm xà cừ, điệp, dái ngựa, bàng, gừa không thể giữ lại do nằm trực tiếp dưới mặt đường làm mới khiến không thể thi công đường. Các cây xanh trong đó có nhiều cây đã được trồng từ lâu, nhưng không cùng thời điểm trồng, không thẳng hàng so với tim đường. Do đó để bố trí một dải đất để giữ lại là không thực hiện được, đồng thời các cây thuộc nhiều chủng loại cây khác nhau không đồng bộ…


Theo chủ đầu tư, việc xây dựng tuyến đường theo quy hoạch là hết sức cần thiết và cấp bách đối với thành phố. Các cây xanh lớn cũng rất quan trọng để phát triển mảng xanh và vẻ đẹp cổ kính của thành phố. Tuy nhiên do hiện trạng không thể giữ lại được việc phải chặt hạ để phục vụ thi công tuyến đường.


Sau khi tuyến đường được xây dựng, hạng mục cây xanh hai bên vỉa hè sẽ được trồng mới với các cây có giá trị cao về mặt bảo tồn nguồn cây quý hiếm của địa phương, cụ thể sẽ trồng cây “Cẩm Lai Bà Rịa”.  Việc chặt hạ các cây xanh chủ đầu tư cho rằng đã được sự đồng thuận, phê duyệt của cơ quan chức năng thành phố, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Tuy nhiên nhiều người dân bày tỏ vẫn tiếc nuối khi phải chặt bỏ số cây cổ thụ nhiều năm tuổi nói trên tại khu vực trung tâm thành phố Vũng Tàu.


TRÙNG KHÁNH
Link gốc: https://plo.vn/do-thi/vung-tau-chat-50-cay-xanh-de-thi-cong-duong-thong-nhat-971358.html

'Vạch trần' tội lỗi nghiêm trọng của hàng cây trăm tuổi ở Vũng Tàu: tội đáng phải bị chết chém tận gốc!

Thành phố Vũng Tàu mở con đường trung tâm rộng lắm, dự kiến sẽ là con đường đẹp nhất, khang trang nhất thành phố biển. 


Và theo nét vẽ quy hoạch thì con đường sẽ đi qua hàng cây xanh mà phải gọi bằng cụ vì đã trăm năm tuổi, hàng cây ăn sâu vào ký ức nhiều thế hệ người Vũng Tàu. Và cái lỗi ở đây là hàng cây đã bị trồng sai chỗ, tại sao không trồng nơi khác mà lại trồng ngay giữa tim của con đường chiến lược dài hạn kia chứ, tại sao các cụ cây lại gây khó dễ cho con cháu vậy và có 51 cụ cây đã sai, đáng tội chết chém tận gốc để thực hiện cái sự nghiệp đúng. Và lẽ dĩ nhiên, con cháu các cụ cây ra tay nhanh như sét đánh vậy⚡.


51 cụ cây đã được trồng sai chỗ so với quy hoạch mới của TP Vũng Tàu, nên cần chặt tận gốc

Các cụ cây dù đã bị chém tận gốc vậy mà còn để lại hậu quả trơ trơ ra đấy, nào là phải thu dọn lá cây, cành cây, nhánh cây, thân cây để mà tiêu hủy, công việc quả là bộn bề. Và bạn biết đấy những việc đó vô cùng khó khăn, gian khổ chứ không hề dễ, phải tốn nhiều sức người sức máy mới thu dọn sạch sẽ được, còn nguy hiểm nữa, làm không khéo cây ngã đè thì hậu quả khó lường nên ngân sách phải tốn một mớ cho việc thu dọn chiến trường này. Thân xác các cụ cây bị tiêu hủy cũng tốn kém không ít, cái xác quá to lớn khiến việc tiêu hủy càng tốn kém bội phần. Cũng có đứa bảo các cụ cây đã sống hơn trăm năm rồi, già lắm rồi, mục nát lắm rồi, không biết sẽ đổ ngã lúc nào, cây ở rừng tồn tại vài ngàn năm còn các cụ cây này sống ở thành phố Vũng Tàu, nơi tất đất đổi ra cả mười tất vàng thì hay thiếu dưỡng chất nên thọ trăm năm là đã quá thọ, đã vượt tiêu chuẩn nên phải chặt đi tạo điều kiện tre già măng mọc. Các cụ cây chết đi rồi mà còn để con cháu cực khổ vậy, tốn kém vậy nếu biết thế này thì tại sao các cụ cây không chết đi từ khi mới trồng thì đỡ biết là bao nhiêu, cái mà dân gian gọi là thà bóp chết từ trong trứng nước còn hơn để tồn tại...!??


Các cụ cây trăm tuổi bị cưa tận gốc rễ


Ảnh: các bạn nhìn thấy nhát cưa tận gốc có đẹp lắm không? Có mạnh mẽ anh hùng không? Có dứt khoát không? Bạn thấy các cụ cây có xứng đáng bị tội chết chém tận gốc không?...


Cảm ơn các chiến lược gia làm đường, các công ty thi công đã giúp nhân dân được sáng mắt ra, được nhìn thấy một chân trời tươi sáng mới, một cuộc sống tương lai ngời rực rỡ dưới ánh nắng bình minh của thời đại rực rỡ, sáng ngời như chưa bao giờ được như hôm nay... Cảm ơn và cảm ơn.


Cưa tận gốc như thế này gây ra sự tốn kém cho chủ đầu tư rất nhiều

Những cây cổ thụ trăm năm lần lượt được cưa tận gốc vì "cây đã mục rỗng từ gốc"


Người yêu Vũng Tàu

Người dân Vũng Tàu tiếc nuối nhìn hàng cây cổ thụ bị chặt hạ

 

(NLĐO) - Nhìn hàng chục cổ thụ bị chặt hạ, nhường chỗ cho dự án mở rộng đường tại TP Vũng Tàu, nhiều người đã bày tỏ tiếc nuối.

Dự án mở rộng đường Thống Nhất (TP Vũng Tàu) được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt và thi công vào đầu tháng 1-2021. Dự án có tổng chiều dài hơn 1,8km, với ổng mức đầu tư xây dựng công trình 882 tỷ đồng. Theo quy hoạch, công trình gồm nhiều gói thầu, trong đó, gói thầu chặt hạ cây xanh do công ty CP Phát triển Công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu thực hiện.

Hàng cây xanh trên đường đã được chặt gọn để chuẩn bị đốn hạ


Để phục vụ thi công công trình, theo thống kê, sẽ có 51 cây xanh trên nhiều tuyến đường phải chặt hạ như xà cừ, sanh, me tây, gừa, nhạc ngựa, bàng, xoài, lộc vừng, sao, giáng hương. Trong đó, có 15 cây xà cừ  được xếp vào nhóm cây loại 3 trên đường Thống Nhất đang bị chặt hạ.

Ảnh: Người dân kéo nhau đi lễ rằm tháng Giêng ở ngôi miếu 'bí ẩn' giữa biển

 

(VTC News) - Ngày rằm tháng Giêng, rất đông người dân và du khách ra miếu Hòn Bà (mũi Nghinh Phong, Bãi Sau, TP Vũng Tàu) thắp hương, cầu an.

Nghi nhận của PV VTC News, trong ngày rằm tháng Giêng, hàng nghìn người dân và du khách ra miếu Hòn Bà (mũi Nghinh Phong, Bãi Sau, TP Vũng Tàu) thắp hương, cầu an. Người dân viếng miếu không quên bịt khẩu trang để phòng dịch COVID-19. 

Miếu Hòn Bà khá nhỏ, chỉ khoảng 5.000m2, được bao quanh đảo bởi nước biển và những bãi đá ngầm thuộc khu vực Bãi Sau (TP Vũng Tàu).

Theo người dân địa phương, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên lượng người viếng miếu trong ngày rằm tháng Giêng năm nay giảm rất nhiều so với những năm trước.

Người dân khi đến viếng miếu bắt buộc phải đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19.

Miếu Hòn Bà trở nên "bí ẩn" do du khách muốn tới đây viếng phải… canh ngày, canh giờ, chờ khi thủy triều xuống mới có đường đi.

Khi thủy triều xuống, nước rút sẽ làm xuất hiện con đường đá dưới biển dài khoảng 200m từ Bãi Sau đến đảo Hòn Bà. Du khách chỉ cần băng qua con đường này là tới được miếu.

Nhiều em nhỏ được bố mẹ đưa đi viếng miếu Hòn Bà trong ngày rằm tháng Giêng cũng đeo khẩu trang để phòng dịch.


Hình ảnh nhiều em nhỏ hứng thú khi được theo gia đình đi viếng miếu Hòn Bà vào dịp rằm tháng Giêng.


Chị Hương (ngụ tại TP Vũng Tàu) cho biết: "Mỗi năm vào dịp rằm tháng Giêng, tôi lại cùng bạn bè và gia đình đến miếu Hòn Bà viếng để cầu sức khoẻ, bình an. Năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tất cả người dân chúng tôi đều bắt buộc phải đeo khẩu trang để phòng dịch".

Sau khi làm lễ xong, những chú chim sẽ được phóng sinh, cầu mong một năm mới gia chủ gặp nhiều may mắn, sức khỏe.
Tương truyền, năm 1781, một hương chức thôn hội làng Thắng Tam đã dựng nên miếu Bà trên Hòn Bà để thờ cúng bà Thủy Long thần nữ với mong muốn bà phù hộ cho những người làm nghề đánh cá trên biển. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, miếu Hòn Bà mới có hình dạng như hiện nay với chiều cao nổi trên mặt đất 4m, bên trong là điện thờ các vị thần linh. Còn bên dưới có một tầng hầm dài 6m, rộng 3m. Đây từng là nơi hội họp bí mật của đồng bào chiến sĩ yêu nước thời kỳ kháng chiến.

KHUẤT NGUYÊN


SOS Vũng Tàu điện thoại 0943.789.113, chuyên giúp người gặp nạn tại TP Vũng Tàu từ 21h đến 3h sáng

Đăng lên đây cho mọi người biết ở Vũng Tàu có 1 đội chuyên giúp người gặp nạn nha.

Nhờ bị thủng lốp tối qua mà mình mới biết có đội cứu hộ SOS Vũng Tàu 😍

Hôm qua đi vũng tàu chơi gần 24h dêm chạy xe tự nhiên loạng choạng, dừng lại thì thôi xong, xẹp lép 😖.

Dự là đêm nay sẽ là đêm dài vì khách sạn ở cách đây 3 - 4km lận. Dắt được chừng 10 phút thì có 2 anh taxi Vinasun bên kia đường hỏi sang bị gì, xong ảnh kêu để ảnh gọi người tới vá cho.

Chưa đầy 5p sau thì 2 bạn này tới (nhìn trẻ chắc cỡ 9x).



Thật sự mừng mún khóc 😅 vì đang lo dắt về khách sạn được thì mai không biết có chỗ nào để dắt đi vá không.

Có số điện thoại ở trên áo mọi người đi Vũng Tàu lỡ có sự cố gì thì cứ gọi các bạn này hoạt động từ 21h đêm đến 3h sáng.

À lúc cuối mình có gởi 2 bạn ít tiền đổ xăng cám ơn thì 2 bạn nhất quyết không lấy 🥺

Nguồn mạng xã hội, được chia sẻ từ anh Mạnh Cường

Vũng Tàu 'nhanh như chớp' xử lý nhà hàng ‘chặt chém’ tuyển thủ Sầm Ngọc Đức

 
Ngay sau khi Thanh Niên thông tin gia đình đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức bị “chặt chém” tại  nhà hàng Thuyền Chài, lập tức thành phố Vũng Tàu "nhanh như chớp" xử lý nghiêm.

UBND phường Thắng Tam "nhanh như chớp" dẹp quán chặt chém khách tại Vũng Tàu - NGUYỄN LONG

Như Thanh Niên đã đưa, trưa 30.8 vợ chồng đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức và cô con gái nhỏ tên ở nhà là bé “Sâu” ăn bữa trưa bình dân ở quán Thuyền Chài (62B Võ Thị Sáu, TP Vũng Tàu) nhưng bị “chặt chém” đến hơn 2,2 triệu đồng.

"Nhanh như chớp", UBND phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu đã phối hợp với phòng văn hoá thông tin thành phố Vũng Tàu đã làm ngay việc với chủ quán ăn Thuyền Chài trong 2 ngày 30-31.8.
Tại đây, đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính chủ cơ sở này với lỗi không có giấy phép kinh doanh, dù vẫn mở cửa và mới bị đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức tố “chặt chém” trên mạng xã hội.

Quán Thuyền Chài nhiều bị phản ánh "chặt chém" khách đã mở chui không giấy phép - NGUYỄN LONG

Thực tế, rất khó để cơ quan chức năng xác định hành vi gian lận của quán Thuyền Chài, bởi chưa làm việc trực tiếp với khách hàng mà chỉ nhận thông tin từ báo chí.

Ngoài ra, khách cũng đã ăn những món ăn trong hoá đơn, không thể xác định được trọng lượng của từng món dù ai cũng biết chỉ 2 vợ chồng rất khó để ăn hết 1 con cá 1,7kg và các món khác.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã xuống làm việc vì đăy không phải lần đầu quán này bị tố “chặt chém” buộc phải làm việc. Theo tìm hiểu thì quán này bán đúng với giá niêm yết nên khó xử lý về hành vi “chặt chém”.

Một lãnh đạo trong đoàn kiểm tra cho biết, nhiều chủ quán có thủ đoạn chặt chém tinh vi, ví dụ như báo khống cân nặng, số lượng, chất lượng món ăn mà không báo cho khách biết.

Quyết định xử phạt và dẹp quán Thuyền Chài của UBND phường Thắng Tam - NGUYỄN LONG

Những thủ đoạn này rất khó để xác định, bởi thường khách sẽ ăn xong mới nhận hoá đơn thanh toán, lúc đó khó thể hiện được việc gian lận của quán vì đa phần bằng chứng đã… vào bụng.

Ông Trần Quốc Toản, Chủ tịch UBND phường Thắng Tam cho biết, cho dù khó xác định việc chủ quán này “chặt chém” nhưng giấy phép kinh doanh của quán ăn này trước đó đã bị thu hồi do nợ thuế.

Theo các quy định hiện hành, địa phương đã đề xuất UBND thành phố Vũng Tàu xử phạt 10 triệu đồng, đồng thời buộc ngừng kinh doanh hẳn đối với chủ cơ sở đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch thân thiện nơi đây.

Cách xử lý quyết liệt "nhanh như chớp" nhưng hợp tình, hợp lý của thành phố Vũng Tàu - NGUYỄN LONG

Đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức khá bất ngờ trước việc UBND phường Thắng Tam "nhanh như chớp" dẹp quán "chặt chém" khách. Anh vốn cũng đang là ông chủ A Sầm Quán nên khá hiểu những câu chuyện kinh doanh.

"Thực sự bực quá nên tôi đăng lên để cảnh báo bạn bè thôi, không nghĩ hiệu ứng lại nhanh như vậy. Tôi rất bất ngờ và ấn tượng tốt trước phản ứng nhanh và nghiêm túc của thành phố Vũng Tàu. Hy vọng những hàng quán "chặt chém" như thế này sẽ dần được dẹp bỏ hết để trả lại bầu không khí kinh doanh thân thiện, hiếu khách ở Vũng Tàu", hậu vệ Sầm Ngọc Đức vừa được HLV Park Hang-seo gọi lên tuyển Việt Nam bày tỏ.

Linh Nhi
Theo Thanh Niên

Đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức bị ‘chặt chém’ tại Vũng Tàu

 
Trưa 30.8, đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức đã chia sẻ trải nghiệm ăn trưa bị “chặt chém” với hóa đơn vô lý ở quán Thuyền Chài (Tp.Vũng Tàu).


CLB TP.HCM của Sầm Ngọc Đức vừa có trận giao hữu 1-1 với Bà Rịa Vũng Tàu chiều 29.8. Đó là trận đấu 2 đội đã phải hủy kế hoạch thi đấu trong hiệp 2 vì mưa to.

Nhân dịp cuối tuần, đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức đã dẫn vợ và bé Sâu (tên ở nhà của con gái anh - PV) từ thành phố xuống đi ăn trưa ở Vũng Tàu. Do "lạ nước lạ cái", cả nhà tìm ra gần biển ở Bãi Sau và vào quán Thuyền Chài ở địa chỉ 62B Võ Thị Sáu (phường 2, TP.Vũng Tàu).

Anh đã sốc khi ăn xong có 2 vợ chồng và 1 con nhỏ mà hóa đơn lên đến 2,2 triệu đồng. Anh gọi đây là “bữa trưa bình dân sang chảnh nhất từng ăn” tại quán cơm niêu bình dân ở Vũng Tàu.

Sầm Ngọc Đức chia sẻ: “Vào quán anh chủ quán ra ghi thực đơn, mình có gọi những món như trong hoá đơn: 1 con cua cho bé “Sâu” ăn, ba rọi kho tiêu, cá kho tộ, và 1 bát canh chua!

Ăn xong gọi thanh toán nhìn số tiến mà hú hồn, tưởng nhìn nhầm. Từ trước tới giờ đi ăn uống chưa bao giờ suy nghĩ hay tính toán gì, nhưng làm dịch vụ, quán xá ăn uống, ít nhất cũng phải có cái "đức".

Phải có tính người để lần sau ng ta còn nhớ mà ghé ăn tiếp chứ. Không hiểu chủ quán nghĩ gì mà 2 vợ chồng ăn bắt hẳn cho con cá mú 1,7kg.

Trong khi mình chỉ gọi món cá kho cho 2 người ăn và 1 bát canh chua. Thế mà a chủ quán tốt bụng bắt hẳn cho con cá 1,7kg để vỗ béo cho cả nhà mình. Anh em có đi chơi Vũng Tàu thì nhớ né quán ăn gia đình, "bình dân" này ra nhé!”.



Là thành phố du lịch, nhưng nạn “chặt chém” của những quán ăn gần Bãi Sau luôn là vấn nạn của thành phố Vũng Tàu. Đây không phải là lần đầu tiên các du khách không cần thận đã phải sửng sốt với những hóa đơn trên trời làm xấu mặt những người Vũng Tàu chân chính.

Sầm Ngọc Đức ngoài đá bóng còn là ông chủ A Sầm Quán tại TP.HCM. Anh cho biết khi cầm hóa đơn đã chỉ hỏi nhẹ nhàng chủ quán về đạo đức kinh doanh.  “Tôi chỉ nói làm dịch vụ ở thành phố du lịch mà như thế này thì kém quá. Làm sao khách dám ghé lần 2.

Tức ở chỗ, mình gọi 1 kiểu họ làm 1 kiểu. Ai đời đi bắt nguyên con cá gần 2kg cho 2 người ăn. Con cá đó, như tôi nhìn thấy trong tô thì quá lắm chỉ gần 1kg mà thôi”, đội trưởng CLB TP.HCM Sầm Ngọc Đức tặc lưỡi.

Ở đợt tập trung mới đây Sầm Ngọc Đức đã được HLV Park Hang-seo gọi lên tuyển quốc gia, trước khi AFC điều chỉnh lịch buộc VFF phải hoãn lại. Tại CLB TP.HCM, khi HLV Chung Hae-soung trở lại đã theo ý kiến cả đội trao băng đội trưởng cho cầu thủ từ đá rất rắn đã 30 trận liền không một thẻ vàng.

Tiểu Bảo
Theo báo Thanh Niên

Biển bãi Trước Vũng Tàu tiếp tục bị san lấp đất đá để tạo mặt bằng

 
Ông bà ta dạy "cứt trâu để lâu hóa bùn", huống chi việc lấn biển ngay trung tâm Bãi Trước, nơi vị trí vàng, vị trí đắc địa bậc nhất TP biển Vũng Tàu, sở hữu quỹ đất lấn biển này sẽ mang lại lợi ích khủng cho chủ đầu tư là Hồ Mây Park nên việc cứ im im và tiếp tục lấp biển là điều đương nhiên, không ai có thể ngăn cản được vì khi đó "việc là đã rồi", biển cũng đã được lấp, chẳng còn lựa chọn nào khác với chính quyền và người dân.

Lấp biển bãi Trước Vũng Tàu là dự án của công ty Hồ Mây Park (Cáp Treo Vũng Tàu)

Chỉ tiếc rằng bãi Trước bị bàn tay thô bạo của lợi ích nhóm mà làm biếng dạng, nhân dân sẽ vĩnh viễn không còn thấy lại được bãi Trước thơ mộng với tầm nhìn vô cực đến tận chân trời nữa! Tiếc thương lắm.

Vì vậy group sẽ cố gắng ghi nhận lại đầy đủ và xuyên suốt quá trình xây thủy cung của Hồ Mây Park. Thành viên có thể chia sẻ hình ảnh, video, những động thái của Hồ Mây Park, của lãnh đạo tỉnh nhà... về dự án này vào group nhé và luôn luôn được ưu tiên duyệt đăng.

Video biễn bãi Trước tiếp tục bị san lấp với đất đá mới được người dân ghi nhận lại vào ngày 27/08/2020.


www.VungTauThanhPhoToiYeu.com | Cả đời yêu Vũng Tàu
TP Vũng Tày ngày 27/08/2020