[Tuổi Trẻ] Tiếp tục tạm dừng lấp biển làm thủy cung ở Vũng Tàu

 
TTO - Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, yêu cầu tiếp tục tạm dừng thi công dự án thủy cung Hòn Ngưu ở Vũng Tàu cho đến khi chủ đầu tư và các ngành chứng minh được dự án này “có cơ sở khoa học”, tạo được “niềm tin”.
Dự án lấp biển làm thủy cung Hòn Ngưu ở Bãi Trước khi tạm dừng thi công - Ảnh: ĐÔNG HÀ.
Chiều 24-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp để nghe các ngành chức năng báo cáo về dự án thủy cung Hòn Ngưu ở Bãi Trước, TP Vũng Tàu. 

Theo các ngành chức năng, lý do dư luận có phản ứng trái chiều với dự án này là bởi tòa nhà 23 tầng của dự án sẽ che khuất tầm nhìn và nghi ngờ năng lực tài chính của chủ đầu tư là Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu (VCCT). Do đó, ngày 15-10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn yêu cầu tạm dừng lấp biển, làm đê kè chắn sóng của dự án này.

[Báo Giao Thông] Sẽ không xây khách sạn 23 tầng ngoài biển Vũng Tàu

 
Sẽ không xây khách sạn 23 tầng ngoài biển. Đối với việc xây Thủy cung, cần phải tổ chức hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học...
Dự án lấn biển xây khách sạn và thủy cung ở Vũng Tàu
Sáng 25/10, nguồn tin từ Vũng Tàu cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra bàn thảo kỹ càng về dự án thủy cung Hòn Ngưu trong cuộc họp chiều qua (24/10).

[Báo Giao Thông] Tỉnh chỉ đạo ngừng, 3 ngày sau Thủy cung Hòn Ngưu vẫn thi công?

 
Sáng 17/10, công trình dự án Cụm dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu vẫn tiếp tục được chủ đầu tư cho thi công.
Dự án Cụm dịch vụ ga Cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu thi công, biển khu vực Bãi Trước bị san lấp làm dư luận bức xúc
Trong khi đó, ngày 15/10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu phải dừng dự án lại.

Cụ thể, công văn do ông Nguyễn Thành Long, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký đã giao Sở Xây dựng trước mắt yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công ở phía biển, dừng ngay hạng mục đê kè chắn sóng và san lấp mặt bằng cho đến khi UBND tỉnh có ý kiến khác.

[Lao Động] Lấn biển xây thủy cung ở Vũng Tàu, cộng đồng có được hưởng lợi?

 
Việc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận cho xây dựng công trình lấn biển xây thủy cung và khách sạn 22 tầng gặp nhiều ý kiến tranh luận. Phóng viên báo Lao Động có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Ngọc Long - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh thái học miền Nam về vấn đề này.
- Thưa ông, dưới góc độ là một chuyên gia về sinh thái học, ông đánh giá như thế nào về việc lấn biển để xây dựng thủy cung, cũng như khách sạn 22 tầng ở bờ biển TP.Vũng Tàu?

Việc xây dựng những công trình lớn ven bờ biển là hết sức nhạy cảm và không nên xây dựng. Vì Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã nói nhiều về việc không cho phép xây dựng kiên cố ở vùng ven biển, đặc biệt là vùng bờ biển nhạy cảm.

Phối cảnh công trình lấn biển xây thủy cung, khách sạn_Ảnh: CTV
- Việc triển khai lấn biển để xây dựng thủy cung và khách sạn 22 tầng sẽ tác động như thế nào tới môi trường sinh thái biển ở Vũng Tàu?

Bãi biển của Vũng Tàu là những bãi biển “chuyển động” theo chu kỳ, năm bồi năm lở. Những vùng biển này, nguyên tắc là không làm kè cứng vì sẽ gây xói lở. Nếu làm thủy cung sẽ ảnh hưởng dòng chảy, gây hở hàm ếch, sụt lún có thể cả đất liền, đến đường ven biển.

Tôi lo ngại xây dựng tòa nhà 22 tầng sẽ phải tiến hành khoan nước ngầm để cung cấp cho công trình lớn như vậy, việc khai thác nước ngầm ven biển chúng ta đang cố gắng khuyến cáo không nên thực hiện, vì làm sụt lún tầng bề mặt. Việc sụt lún có thể không xảy ra ở ngay vị trí xây dựng công trình mà có thể xảy ra ở vị trí khác vì khai thác nước ngầm gây ra những “vũng trũng” bên trong lòng đất. Thậm chí, có thể khiến bờ biển bị đứt gãy do khai thác nước ngầm.

Bài học về việc khai thác nước ngầm quá mức gây sụt lún ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ.

[Báo BRVT] Xoáy sâu các sai phạm có hệ thống tại dự án cáp treo

 
Phiên chất vấn sôi động ngay từ phút đầu tiên khi ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo kết luận của Thanh tra tỉnh về các sai phạm tại dự án Cụm du lịch Núi Lớn, Núi Nhỏ và cáp treo Vũng Tàu (gọi tắt là dự án Cáp treo) của Công ty Cổ phần du lịch Núi Lớn-Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu. Đây là nội dung được “ghi nợ” đại biểu và cử tri từ kỳ họp HĐND thứ 6. 
Khu du lịch Hồ Mây trên ngọn Núi Lớn nằm trong dự án cáp treo Vũng Tàu, nơi có tượng phật Di Lặc xây dựng chưa được cấp phép của cơ quan chức năng.
Trong phát biểu giải trình về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Dũng thẳng thắn thừa nhận,UBND tỉnh đã xác định có 2 nhóm sai phạm cơ bản. Đó là sai phạm từ phía nhà đầu tư (NĐT) về công tác triển khai dự án và sai phạm từ phía các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý.

[VOV] Nhiều sai phạm tại dự án Thủy Cung lấn biển ở Vũng Tàu

 
VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xác định, khi triển khai, dự án này có nhiều sai phạm.
Chiều nay (24/10), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) tổ chức cuộc họp nghe các sở ngành báo cáo các nội dung liên quan đến dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp Treo và Thủy cung Hòn Ngưu đang gây bức xúc dư luận thời gian gần đây. Ngành chức năng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xác định, khi triển khai, dự án này có nhiều sai phạm.

Nói về tình trạng pháp lý của dự án, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh BRVT cho biết, rất nhiều công trình, hạng mục của dự án chưa có giấy phép, trong đó việc san lấp 2 khu đất xây dựng biệt thự trên Núi Lớn chưa có giấy phép.

Dự án Thủy cung - Hòn Ngưu lấp biển gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Ông Hưng nói: “Các hạng mục hiện nay của dự án này rất nhiều công trình không có giấy phép, phần đất đai cũng chưa hợp pháp. Có rất nhiều vấn đề trước đó để lại nên giờ dư luận xã hội rất bức xúc và đặc biệt người ta đặt câu hỏi: Liệu chủ tư lấp biển như thế rồi có xây dựng không?"

Về lĩnh vực đất đai, ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh BRVT cho biết, tỉnh đã cho doanh nghiệp thuê 16,7 ha đất để làm dự án trong đó có gần 12 ha chưa được cấp giấy tờ. Cụm Dịch vụ ga Cáp Treo và Thủy cung Hòn Ngưu có 10 dự án thành phần thì đa số đều chậm triển khai. Phần Nhà ga cáp treo đang hoạt động là diện tích lấn chiếm, vi phạm pháp luật.

“Công ty Cáp treo hiện nay có sử dụng một phần diện tích 1.848 m2 là lấn chiếm, sử dụng làm nhà ga cáp treo. Khu vực này chưa được nhà nước cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tại kết luận thanh tra 2013 của tỉnh cũng khẳng định là Công ty cáp treo lấn chiếm, sử dụng trái phép, tự lấp biển và tự xây dựng diện tích này. Đây là diện tích nằm ngoài ranh giới dự án” - ông Lê Ngọc Linh cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Bí thư Huyện ủy Xuyên Mộc, cần phải xem lại việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền thuê đất của chủ đầu tư dự án này.

Nhiều công trình xây dựng không phép trên đỉnh núi Lớn.
“Trong tổng diện tích đất đã được ký hợp đồng cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công ty chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tôi đặt ra vấn đề là tại sao chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính mà cơ quan chức năng lại cấp giấy? Việc xây dựng trên diện tích đất này như thế nào? Hiện nay đang nợ tiền sử dụng đất đó là 18 tỷ đồng, vậy chúng ta tiến hành cấp giấy chỗ này như thế nào? Đây là vấn đề đặt ra” - Ông Nguyễn Văn Thọ nói.

Ông Mai Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh BRVT cho biết, khi đưa vấn đề về xây dựng dự án Cụm Dịch vụ ga Cáp Treo và Thủy cung Hòn Ngưu vào năm 1998 thì đã có nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, phải tạo đồng thuận xã hội là tổ chức hội thảo khoa học, lắng nghe ý kiến chuyên gia. Riêng khắc phục sai phạm trên núi Lớn thì khẩn trương thực hiện.

Biệt thự xây dựng không phép trên núi Lớn.
Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy BRVT, cần giải quyết bài toán quy hoạch, thủ tục đất đai, đánh giá tác động môi trường. Cần làm rõ các sai phạm của chủ đầu tư Cáp treo, trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết văn bản tạm dừng dự án của UBND tỉnh tiếp tục có hiệu lực đến khi nào đáp ứng các điều kiện: khắc phục các sai phạm về đất đai, sai phạm về xây dựng, các tồn động mà cơ quan thanh tra kết luận. Nhà đầu tư chứng minh năng lực, cam kết tiến độ đối với với dự án này.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị không xây khách sạn cao tầng tại tổ hợp Thủy cung Hòn Ngưu vì đây là không gian mở để người dân tiếp cận với biển./.

Lưu Sơn/VOV-TP HCM

[Vnexpress] Chủ đầu tư dự án lấn biển Vũng Tàu có hàng loạt sai phạm

 
Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu lấn chiếm 1.847 m2 đất, san gạt núi xây biệt thự khi chưa được cấp phép, vi phạm luật đất đai.
Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu san gạt 8.300 m2 trên núi Lớn để xây biêt thự khi chưa được cấp phép. Ảnh: Trường Hà.
Chiều 24/10, tại cuộc họp của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về dự án dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu, ông Nguyễn Tấn Cường, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết hạng mục thủy cung là dự án thành phần của Khu du lịch núi Lớn - núi Nhỏ được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt năm 1999.

Bốn năm sau, chủ đầu tư được chuyển từ Công ty xây dựng và phát triển đô thị sang Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu. Tổng thể dự án rộng hơn 96 ha ở khu Hòn Ngưu, khu núi Lớn - núi Nhỏ, với 10 dự án thành phần xây dựng khu du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian 2004 - 2015.

Năm ngoái, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong kết luận thanh tra các dự án được giao thuê đất ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu, xác định khu du lịch dịch vụ núi Lớn - núi Nhỏ nhiều hạng mục thành phần trong đó có thủy cung chậm tiến độ, vi phạm luật đất đai. Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu điều chỉnh dự án nhưng công ty này không thực hiện.

Ông Mai Trung Hưng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết rất nhiều công trình Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu xây dựng không phép. "Họ san lấp 2 khu đất xây dựng biệt thự trên núi Lớn chưa có giấy phép. Hiện nay rất nóng cái này", ông Hưng nói.

Phối cảnh dự án lấn biển. Ảnh: Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu.
Theo ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư dự án lấn chiếm 1.847 m2 ở khu Bạch Dinh phía biển. "Kết luận thanh tra năm 2013 của UBND tỉnh cũng đã khẳng định công ty lấn chiếm, san lấp và xây dựng trái phép diện tích như trên", ông Linh nói.

Tuy nhiên, UBND tỉnh khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu vào năm 2018 cộng thêm phần đất chủ đầu tư lấn chiếm khiến diện tích tăng từ hơn 67.000 m2 lên hơn 69.200 m2, không đúng theo luật đất đai.

Ông Trần Song Hải, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết đánh giá tác động môi trường của dự án trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và dự án đã hình thành. Dư luận cho rằng dự án gây điều chỉnh dòng chảy, môi trường trong ở Bãi Trước. Tuy nhiên, đơn vị đánh giá độc lập do chủ đầu tư thuê kết luận không ảnh hưởng dòng chảy đường bờ.

"Tôi sống ở Vũng Tàu từ sau 1975, Hòn Ngưu với bao nhiêu người dân rất thân thiết. Khi có tác động, thay đổi cảm giác bị một cái gì đó", ông Hải nói và nhận định, việc lấn biển ở Hòn Ngưu sẽ mất vùng bờ và có thể ảnh hưởng, tác động lâu dài. Ông Hải đề xuất nên xem xét lại việc đổ đất, đá lấn biển xây thủy cung, nên giữ bờ đá hiện hữu.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đề nghị cần thanh tra toàn diện dự án, trong đó cần làm rõ hồ sơ pháp lý về đất đai. Họ cũng dẫn ý kiến của dư luận nghi ngờ năng lực tài chính của nhà đầu tư. Theo báo cáo của Chi cục thuế tỉnh này, Công ty cáp treo Vũng Tàu đang nợ tiền thuê đất hơn 18 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị cho Công ty cổ phần cáp treo Vũng Tàu làm thủy cung nhưng không xây tổ hợp khách sạn 22 tầng. Còn những dự án thủy cung ở những nơi khác không làm nữa. "Văn bản tạm dừng dự án của UBND tỉnh có hiệu lực đến khi chủ đầu tư khắc phục các sai phạm về đất đai, xây dựng; các tồn đọng đã được thanh tra, kiểm tra kết luận", ông Lĩnh nói.

Ông Lĩnh đồng thời yêu cầu kiểm tra lại đánh giá tác động môi trường về dòng chảy đã được làm chuẩn mực hay không và đề nghị chủ đầu tư chứng minh năng lực, cam kết tiến độ đối với dự án. "Chậm nhất đầu năm sau, hoặc hai tháng nữa, báo cáo thường vụ Tỉnh ủy nghe, có niềm tin, đủ cơ sở, thuyết phục sẽ đồng ý để chủ đầu tư tiếp tục xây dựng", ông Lĩnh nói.

Dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu khi hoàn thành sẽ phục vụ 3.000 - 5.000 người mỗi ngày. Trong đó, để xây dựng thủy cung, chủ đầu tư san lấp từ bờ đường Trần Phú ra biển khoảng 200 m, với diện tích lấn biển khoảng 3 ha. Dự án có tổng mức đấu tư 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

Nguyễn Khoa

[Người Lao Động] Bà Rịa - Vũng Tàu 'mổ xẻ' sai phạm của dự án lấp biển làm thủy cung

 
(NLĐO)- Những vấn đề liên quan dự án lấp biển làm thủy cung tại Bãi Trước, TP Vũng Tàu "dậy sóng" dư luận những ngày qua, hôm nay tiếp tục được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu mổ xẻ.
Chiều 24-10, cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì đã bàn nhiều vấn đề quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó, rất nhiều thời gian đã được dành cho các vấn đề "nóng" xung quanh dự án lấp biển xây thủy cung Hòn Ngưu của Công ty CP Du lịch Cáp Treo đang "dậy sóng" dư luận.

Việc dừng hẳn dự án lấp biển làm thủy cung vẫn chưa được quyết
Theo đó, tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Kề hoạch - Đầu tư, cho biết liên quan khu vực dự án, Công ty CP Du lịch Cáp Treo phải đóng tiền thuê đất 13,9 tỉ đồng nhưng chỉ mới nộp 4,3 tỉ đồng, còn nợ 9,6 tỉ. Thời gian qua, công ty này còn bị phạt tiền "chậm" cùng các khoản nợ, trong đó có tiền thuê đất, tổng cộng là 18 tỉ đồng. Về tiến độ thực hiện, dự án này cũng đã chậm thi công so với giấy phép đầu tư rất nhiều năm. Đáng ra, đến năm 2015 công trình đã phải được đưa vào hoạt động. Thế nhưng, nhà đầu tư vẫn chưa điều chỉnh theo Luật Đầu tư… mà vẫn được triển khai (!).

Báo cáo tại cuộc họp, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết nói về tình trạng pháp lý của dự án, thì có rất nhiều công trình, hạng mục tại khu vực dự án này chưa có giấy phép. Việc chủ đầu tư đang cho san lấp 2 khu đất để xây biệt thự trên núi Lớn chưa có giấy phép cũng là vấn đề lớn. Riêng đối với dự án thủy cung, tỉnh phải rất cẩn trọng trong việc quy hoạch kiến trúc, hướng nhìn của dự án. Trong đó, việc điều chỉnh quy hoạch chung của TP Vũng Tàu là rất thận trọng trong việc quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng và những công trình lấn biển. Vì vậy, nên lưu ý bố trí các công trình lấn biển quy hoạch vào các khu vực bãi đá, sình lầy.

Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi Trường, cho biết tại khu vực quy hoạch phát triển du lịch này có 10 dự án thành phần, trong đó có cả diện tích thuê đất mặt nước. Tuy nhiên, trong đó các dự án trong tổ hợp đều chậm triển khai và có cả hàng ngàn m2 công trình xây dựng trái phép.

Ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi Trường, cho biết đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và khung dự án đã hình thành. Dư luận cho rằng dự án có điều chỉnh dòng chảy, môi trường khu vực. Về mặt xã hội, khu vực Hòn Ngưu "như là một kỷ niệm" của nhiều người dân nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm thức cộng đồng. Việc xây dựng công trình cũng có thể tác động vùng bờ, tác động tự nhiên, việc lấn biển cũng có thể ít nhiều có ảnh hưởng chung về lâu dài. Do đó, việc đổ đất lấn biển có thể nói sẽ có bị ảnh hưởng chung, trong đó có quyền tiếp cận biển của người dân.

Một đại biểu khác gay gắt vì sao chủ đầu tư chậm chạp, chưa thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính nhưng lại được cấp phép để triển khai dự án? Không những vậy, đại biểu này cho rằng cần phải thanh tra toàn diện dự án, làm rõ hồ sơ pháp lý, thủ tục về đất đai của dự án.

Trong khi dự án lấp biển làm thủy cung ở Bãi Trước đang gây bức xúc thì trên núi Lớn ngay cạnh chủ đầu tư lại đào núi trái phép hàng ngàn m2 để xây biệt thự
Ông Trần Đình Khoa, Bí thư Thành ủy TP Vũng Tàu cũng nêu lên những bức xúc của dư luận. "Dư luận lên tiếng về việc cụm công trình sẽ phá vỡ cảnh quan Di tích cấp Quốc gia Bạch Dinh; nghi ngờ năng lực của nhà đầu tư; nhắc việc quy hoạch của Vũng Tàu nếu lấn biển thì phải chọn những bãi đá ngầm địa chất tốt, không tác hại đến cảnh quan, những điều này đều phải lưu ý", ông Khoa nói.

Ngoài ra, ông Mai Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đã nhắc nhở, yêu cầu Công ty CP Du lịch Cáp Treo Vũng Tàu phải nhanh chóng khắc phục các sai phạm trong thời gian qua; đối với việc xây thủy cung cần phải tổ chức hội thảo khoa học để lấy ý kiến các nhà khoa học. Ông Lưu Tài Đoàn, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, nhắc lại việc dư luận rất quan tâm đến năng lực tài chính của chủ đầu tư. Ông Lương Trí Tiên, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy nhấn mạnh, việc đánh giá tác động môi trường của dự án, cần có nhà tư vấn đánh giá độc lập để khách quan.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Nguyễn Thành Long nói lại việc ngày 14-10 UBND tỉnh đã ra văn bản tạm ngưng triển khai thi công dự án thủy cung, nhưng sau khi văn bản phát hành nhà đầu tư vẫn tiếp tục thi công cho đến khi Sở Xây dựng làm việc trực tiếp mới chịu dừng. Đối với việc dư luận nghi ngờ năng lực của nhà đầu tư cũng phải làm rõ hơn để minh bạch, bởi nếu chủ đầu tư không có năng lực mà thực hiện dự án thì mất cơ hội của nhà đầu tư khác, để lại nhiều hậu quả.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh kết luận: Xung quanh việc dư luận lên tiếng phản ứng mạnh về dự án xây thủy cung, các sở ngành đã báo cáo về việc chủ đầu tư có những sai phạm. Tuy vậy, thực hiện dự án là chủ trương của tỉnh, nên khi xem xét lại thì phải tính toán kỹ. Về quy hoạch các khu thủy cung, chắc chắn chỉ có 1 thủy cung được xây vì "Vũng Tàu bé tí không nên có đến 3 thủy cung".

"Tiếp tục hay dừng lại? Phải giải quyết vụ việc được hài hòa, giữa yếu tố lịch sử, yếu tố tương lai. Quyết định phải có trách nhiệm. Thứ nhất, cần giải quyết bài toán quy hoạch, thủ tục đất đai đã chuẩn mực chưa, đánh giá tác động môi trường đã đúng chưa? Lấn biển thì phải xem xét ảnh hưởng đến dòng chảy, có giải pháp thi công không làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Người dân đã gửi nhiều ý kiến đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong đó có nhiều luồng ý kiến phải nghiên cứu kỹ. Còn việc nhà đầu tư không có năng lực thì phải thay thế nhà đầu tư khác đủ tiềm lực để triển khai. Ngoài ra, cần làm rõ ngay các sai phạm của công ty…", ông Lĩnh nhấn mạnh.

Như vậy, "số phận" của dự án lấp biển này vẫn còn phải chờ!

Xuân Hoàng

[Người Lao Động] Chính thức quy hoạch 3 khách sạn lớn bên bờ biển Quy Nhơn thành công viên

 
(NLĐO) – Tỉnh Bình Định đã có quyết định điều chỉnh chức năng sử dụng đất 3 khách sạn lớn ven biển Quy Nhơn thành công viên công cộng phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
Ngày 22-10, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định xác nhận Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng vừa ký quyết định về việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 Không gian du lịch vịnh Quy Nhơn.

3 khách sạn che khuất tầm nhìn ra biển Quy Nhơn sẽ được giải tỏa trong thời gian tới. Ảnh Nguyễn Dũng
Theo đó, đoạn công viên còn lại từ khách sạn Hải Âu đến khách sạn Hoàng Gia thuộc phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn được nâng cấp chất lượng cảnh quan, quy mô khoảng 7,25 ha. Công trình các khách sạn Hải Âu, Hoàng Yến phải giải tỏa, di dời chậm nhất đến hết thời hạn thuê đất của từng dự án để tạo không gian công cộng, sinh hoạt cộng đồng, không bị che khuất tầm nhìn toàn tuyến công viên ven biển. Riêng khách sạn Bình Dương di dời theo lộ trình đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt.

Cũng tại quyết định này, UBND tỉnh Bình Định đã điều chỉnh chức năng sử dụng đất 3 khách sạn Bình Dương (2 sao, thuộc Binh đoàn 15 Bộ Quốc phòng), Hải Âu (4 sao) và Hoàng Yến (4 sao) thành đất công viên công cộng phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Trước đó, ngày 24-9, UBND tỉnh Bình Định đã có thông báo cho các đơn vị liên quan về việc di dời 3 khách sạn trên để làm công viên công cộng.

Theo ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, 3 khách sạn Bình Dương, Hải Âu và Hoàng Yến được xây từ lâu ở phía Đông đường An Dương Vương, TP Quy Nhơn. Về khách sạn Bình Dương, tỉnh Bình Định và Quân khu 5 (Bộ Quốc phòng) đã thống nhất phương án di dời. Còn khách sạn Hải Âu năm nay sẽ hết hạn hợp đồng cho thuê đất nên việc di dời không khó khăn gì. Riêng khách sạn Hoàng Yến đến năm 2052 mới hết hạn hợp đồng thuê đất.

Bờ biển Quy Nhơn có hình vầng trăng khuyết tuyệt đẹp. Ảnh Lê Hồ Bắc
"Qua làm việc với chủ khách sạn Hoàng Yến, họ đã ủng hộ chủ trương di dời khách sạn sớm hơn so với hợp đồng thuê đất. Tỉnh sẵn sàng chi tiền để hỗ trợ họ di dời khách sạn sớm hơn nhằm trả lại không gian biển cho người dân. Dọc tuyến đường ven biển Quy Nhơn, địa phương chỉ quy hoạch nhà cao tầng tạo điểm nhấn chứ không chạy theo kiểu xây dựng tràn lan phát triển nóng, phá vỡ cảnh quan đô thị", ông Dũng nói.

Đức Anh

[Vnexpress] Đà Nẵng quyết sửa sai việc người dân bị resort che không gian ven biển

 
12 km bờ biển quận Ngũ Hành Sơn bị bịt kín khi xây dựng các resort. Bí thư Đà Nẵng yêu cầu thu hồi dự án chậm triển khai để "sửa sai".
Ngày 10/1/2018, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa làm việc với Quận ủy Ngũ Hành Sơn.

Tại đây, ông Lê Trung Chinh, Bí thư Quận ủy cho hay, địa bàn có 12 km bờ biển nhưng người dân qua các thế hệ gắn bó hàng trăm năm với biển, giờ hầu như không được hưởng lợi từ biển vì đất thành phố đã bán cho các doanh nghiệp xây dựng resort. "Thành phố nên xem xét những dự án chậm triển khai thì thu hồi để làm bãi tắm, công trình công cộng cho dân", ông Chinh nói.

Giải đáp kiến nghị thu hồi các dự án, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho biết dọc biển quận Ngũ Hành Sơn có 33 dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng. Khác với quận Sơn Trà, đất ven biển của Ngũ Hành Sơn đã giao hết cho doanh nghiệp.

"Người dân thiệt thòi vì bị ngăn cách với biển bởi hàng loạt dự án, kiến nghị của quận Ngũ Hành Sơn là xác đáng", ông Nam nói.

Ông Lê Trung Chinh, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn nêu nhiều kiến nghị tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Giám đốc Sở Tài nguyên thông tin, việc giao hết đất ven biển cho doanh nghiệp được thực hiện từ năm 2006 đến 2013. Đến nay hầu hết dự án đã triển khai, một số chậm thì xin gia hạn. Theo quy định, nếu sau gia hạn 2 năm mà doanh nghiệp không triển khai dự án, chính quyền được thu hồi đất.

Vẫn theo ông Nam, từ năm 2006 đến 2016 việc gia hạn các dự án chậm triển khai bị thả nổi. "Bây giờ muốn thu hồi đất thì theo quy định phải kiểm tra và yêu cầu phía doanh nghiệp gia hạn, nếu họ không gia hạn trong vòng 15 ngày mới có quyền thu hồi. Hiện có 4 dự án chưa gia hạn nhưng các doanh nghiệp cũng đang làm thủ tục về việc này", ông nói.

Dự án chậm triển khai là cơ hội "sửa sai"

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Văn Sơn cho biết, việc cho phép các dự án gia hạn là theo Luật đầu tư. Khi hết thời hạn, Sở sẽ kiểm tra để lập kế hoạch thu hồi. Ông Sơn nêu quan điểm, thành phố cần kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai để lấy đất phát triển không gian công cộng.

Mở lối xuống biển nhỏ ở những điểm tiếp giáp giữa hai dự án với nhau, như cách thành phố đang làm hiện nay, theo ông ông Sơn là không phù hợp, mà cần mở rộng từ các trục đường chính kết nối với biển mới tạo động lực phát triển du lịch và các khu vực dân cư phía trong.

"Nhiều chuyên gia cho rằng thời gian qua các nhà đầu tư đã đánh cắp không gian cộng cộng ven biển của người dân mà không nộp một đồng thuế nào hết. Nên chúng ta phải có biện pháp tạo ra không gian công cộng cho người dân địa phương, phải làm quyết liệt", ông Sơn nói.

Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa yêu cầu thu hồi các dự án chậm triển khai làm nơi công cộng cho dân. Ảnh: Nguyễn Đông.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đặt câu hỏi: "33 dự án kín hết 12 km bờ biển của dân mà chúng ta không có biện pháp quản lý và điều chỉnh quy hoạch thì cứ chấp nhận sai hay sao?". Tự trả lời câu hỏi này, ông cho rằng doanh nghiệp chậm triển khai dự án chính là cơ hội để thành phố sửa sai.

"Giao đất đồng nghĩa với giao cả bờ biển như thế này thì hỏng", ông Nghĩa nói và yêu cầu Sở Tài Nguyên Môi trường rà soát dự án chậm triển khai để điều chỉnh quy hoạch, đưa các mục đích sử dụng công cộng ven biển cho dân. "Nếu không chúng ta chậm tiếp một bước và không gỡ được", ông nói thêm.

Trước khi bước vào phòng họp, Bí thư Đà Nẵng đã đi kiểm tra thực tế tại khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn. Nhìn vệt bờ biển ngay tại danh thắng bị bịt kín bởi các tấm che tạm bợ của một dự án chậm triển khai, ông chỉ đạo thành phố phải kiên quyết thu hồi để giữ lại bờ biển tại vị trí này.

"Trước đây người dân và du khách nhắc đến Đà Nẵng là nhắc ngay đến danh thắng Ngũ Hành Sơn. Nhưng Ngũ Hành Sơn mà không có biển thì không còn là Ngũ Hành Sơn nữa. Nên dự án ven biển đối diện với ngọn Thủy Sơn (một trong năm ngọn núi của Ngũ Hành Sơn) dứt khoát phải được giữ lại. Chúng ta sẽ làm một con đường ven biển 3-5m chỉ để đạp xe, đi bộ và xuống tắm biển", ông Nghĩa nói và giao cho ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có trách nhiệm thông báo cho nhà đầu tư để tiến hành các thủ tục thu hồi.

Nên làm lối đi bộ thay vì mở rộng đường Võ Nguyên Giáp

Tại buổi làm việc, ông Lê Trung Chinh cũng kiến nghị thành phố cho mở rộng tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp ở ven biển, với lý do đây là trục chính nối Đà Nẵng và Hội An, hai bên đường có nhiều khách sạn và khu resort, mùa hè người dân và du khách tắm biển đông dẫn đến kẹt xe.

"Tuyến đường này đã làm một số hầm chui, lắp camera theo dõi an ninh nhưng cần phải mở rộng để đảm bảo an toàn giao thông", ông Chinh nói.

Phía trước danh thắng Ngũ Hành Sơn có một dự án đã triển khai và một dự án chậm triển khai đang đứng trước việc thu hồi. Ảnh: Nguyễn Đông.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, việc mở rộng tuyến đường ven biển này là chưa phù hợp. Không phải cứ xây dựng hạ tầng là giải quyết vấn đề về giao thông, mà phải có quy hoạch tổng thể, phân luồng từ xa để giảm tải ùn tắc.

Đồng quan điểm, Bí thư Trương Quang Nghĩa nói việc mở rộng đường Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp là không dễ, mà vấn đề hiện tại là phải tổ chức giao thông lại cho phù hợp. Thành phố đang nghiên cứu điều chỉnh lại quy hoạch và trong đó sẽ có điều chỉnh về giao thông.

"Chúng ta nên nghiên cứu làm hầm xuyên qua đường, hoặc làm cầu vượt phía trên dành cho người đi bộ. Làm sao để đến năm 2020 không còn người đi bộ qua tuyến đường du lịch này nữa, khi đó vừa đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, vừa bớt cảnh ách tắc giao thông", ông Nghĩa nói.

Nguyễn Đông

Không có Hồ Mây Park sẽ không có du lịch Vũng Tàu phát triển rực rỡ như ngày hôm nay!?

Lịch sử cho rằng Vũng Tàu là thành phố du lịch đầu tiên của Việt Nam, có từ thời Pháp thuộc. Bao đời nay Vũng Tàu đã đi vào ký ức, văn chương, thơ ca... rất đẹp và thơ mộng đối với hàng triệu triệu người Việt Nam. 
Và nay tại thành phố biển Vũng Tàu có công ty cáp treo Vũng Tàu làm dự án Hồ Mây & tiếp tục nhiều dự án khác để làm cho du lịch Vũng Tàu phát triển "lên đỉnh cao", tại sao lại nói không có Hồ Mây sẽ không có du lịch Vũng Tàu phát triển rực rỡ:


- Một, Hồ Mây park là dự án đầu tiên & duy nhất đến nay có quyền bạt phẳng đỉnh núi Lớn Vũng Tàu xây dựng nhiều công trình khổng lồ, ngẫu hứng để khai thác du lịch. Hơn nữa, vừa rồi Hồ Mây park còn tự cho phép san núi hơn 8.000m2 xây biệt thự nghỉ dưỡng mà chẳng cần quan tâm đến chính quyền & sẽ có nhiều việc khai thác "bất ngờ" hơn nếu dư luận không lên tiếng. Việc bạt núi, hủy hoại môi trường là có một không hai với danh nghĩa phát triển du lịch bền vững, việc này không là Hồ Mây thì chắc chẳng công ty nào làm được. Đó chẳng phải nhờ Hồ Mây park mà du lịch Vũng Tàu phát triển rực rỡ lắm đấy ư!?

[Báo BRVT] Công trình xây dựng thủy cung có đúng quy hoạch?

 
Trong mấy ngày qua, công trình xây dựng thủy cung tại vị trí Hòn Ngưu (còn gọi hòn Rù Rì) đối diện di tích Bạch Dinh đã tạo nên dư luận trong cộng đồng cư dân TP.Vũng Tàu. Phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã tìm hiểu dự án này.
Mô hình tổng thể dự án khi hình thành trong tương lai.
ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH, CẤP GIẤY PHÉP

Sáng 8/10, tại khu vực công trình thuộc Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu (số 1A, Trần Phú, TP.Vũng Tàu) khá nhộn nhịp với các xe cuốc móc đất, đá; xe ben chở vật liệu san lấp liên tục ra vào công trình. Chỉ trong vài ngày qua, một khu đất mới san lấp rộng hàng ngàn mét vuông đã hiện hữu, khiến nhiều người dân và du khách khá bất ngờ trước cảnh tượng này nên dừng lại tìm hiểu. Không chỉ thực tế tại hiện trường, suốt mấy ngày qua, trên các trang mạng xã hội cũng có nhiều ý kiến quan tâm đến sự việc này. 

Nhằm làm rõ hơn về các thông tin liên quan đến dự án trên, phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã tìm hiểu về tính pháp lý của công trình. Được biết, ngày 19/12/1998, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3666/1998/QĐ.UB về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch Bãi Trước, TP.Vũng Tàu. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch 22ha, trong đó có 10ha mặt nước để xây dựng khu du lịch Bãi Trước, gồm khu Thủy cung được bố trí tại khu vực Hòn Ngưu. Khu Thủy cung này chính là công trình đang triển khai san lấp hạ tầng kỹ thuật.

Các xe cuốc móc đất, đá san gạt mặt bằng lấn biển xây dựng công trình thủy cung.
Qua sao lục hồ sơ thực tế, từ ngày 26/12/2003, UBND tỉnh đã cấp Giấy CNQSD đất cho Công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu với diện tích 67.415,7m2, mục đích sử dụng là đất mặt nước chuyên dùng, được UBND tỉnh cho thuê đất để đầu tư xây dựng cáp treo Vũng Tàu với thời gian thuê đất 50 năm kể từ ngày 31/7/2003. Tiếp đó, ngày 4/5/2007, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Du lịch cáp treo Vũng Tàu đầu tư xây dựng dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ TP.Vũng Tàu”, với tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng, thời hạn hoạt động của dự án 50 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, có hạng mục xây dựng thủy cung Hòn Ngưu thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2012.

Tìm hiểu thêm từ Sở Xây dựng, ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở này cho biết, nhằm tiếp tục triển khai dự án trên, ngày 6/6/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, TP. Vũng Tàu” do Công ty CP du lịch Cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư. Theo đó, diện tích quy hoạch Dự án thuộc phường 1, TP.Vũng Tàu với phía Tây, phía Nam giáp biển; phía Đông giáp Khu du lịch Bãi Trước; phía Bắc giáp đường Trần Phú; tổng diện tích khoảng 69.268m2; phục vụ khoảng 3.000 – 5.000 người/ngày; tính chất là khu du lịch, văn hóa, vui chơi, nghỉ dưỡng. Tổng thể khu quy hoạch Dự án được phân thành 2 khu chính, gồm: Khu A là khối nhà ga số 1, nhà dịch vụ - khách sạn - nhà hàng, đường nội bộ - bãi xe và cây xanh, bến tàu, khu thể thao biển, tượng nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác. Khu B là nhà thủy cung, khu thể thao biển - bãi tắm, khu hồ tắm nhân tạo, chòi cứu hộ, bãi xe, cây xanh và các công trình phụ trợ khác.

Ông Mai Trung Hưng khẳng định, công trình đang triển khai làm hạ tầng kỹ thuật thuộc Khu B, lấn từ bờ ra biển 200m. Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu khởi công tháng 9/2019, dự kiến hoàn thành tháng 9/2023, tổng mức đầu tư khoảng 50 triệu USD. Dự án được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng hạ tầng ngày 8/8/2019.

ĐIỂM NHẤN DU LỊCH VŨNG TÀU

Như vậy, theo khẳng định của cơ quan chức năng, Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu trên thực tế được thực hiện theo đúng quy trình và thủ tục như đã phê duyệt. Tuy nhiên, việc xây dựng Dự án Thủy cung nêu trên khiến nhiều người dân có ý kiến có thể công trình sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan hiện hữu. Cũng có ý kiến cho rằng, BR-VT hiện còn thiếu sản phẩm du lịch đặc sắc làm điểm nhấn để thu hút khách du lịch, vì vậy cần phải mạnh dạn tạo cho riêng mình nét riêng. Thậm chí, có ý kiến còn so sánh, cũng là thành phố biển, nhưng Nha Trang hay Đà Nẵng đã có sự táo bạo khi đầu tư xây dựng các thủy cung, viện hải dương học từ nhiều năm qua.

Ông Trần Văn Minh (72 tuổi, ngụ phường 2, TP.Vũng Tàu) tản bộ dọc theo bờ kè đường Trần Phú và dừng lại chăm chú đọc bảng thông tin dự án tại công trình và cho rằng, xây dựng khu Thủy cung sẽ làm đa dạng loại hình vui chơi giải trí cho TP.Vũng Tàu để thu hút khách du lịch. Thủy cung cũng là một trong những công trình phục vụ nghiên cứu, học tập cho HS của tỉnh về hải dương học. Theo ông Minh, quy hoạch đẹp, thiết kế dự án hài hòa, phù hợp với cảnh quan của không gian Bãi Trước. Nhưng, trong quá trình triển khai xây dựng, chủ đầu tư phải bảo đảm môi sinh, môi trường, không tác động đến hệ sinh thái biển. “Nhà đầu tư phải thật sự có tâm, xây dựng khu vui chơi hiện đại, đẹp, hài hòa với cảnh quan”, ông Minh nói.  
Ông Đậu Thế Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu cho biết, trong giai đoạn đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ sử dụng nhà thầu thi công trong nước. Giai đoạn xây dựng nhà thủy cung sẽ hợp tác với đối tác nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Nhật Bản, New Zeland... Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu bảo đảm đủ nguồn lực tài chính để thực hiện dự án bằng vốn của công ty, cổ đông chiến lược, đối tác và ngân hàng. 
Chăm chú nhìn hình ảnh khá bắt mắt về Thủy cung Hòn Ngưu trên pa-nô về thông tin dự án, Trần Phạm Phương Thảo, SV năm thứ nhất, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh chia sẻ, em háo hức mong chờ công trình thủy cung sớm hoàn thành để có dịp trải nghiệm và rủ các bạn học về chiêm ngưỡng. Phương Thảo hình dung, một công trình đẹp, hiện đại, với đa dạng các loài sinh vật của đại dương mà bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng. “Đứng trong không gian trong suốt ngắm các loài sinh vật đại dương bơi lội xung quanh như đứng ở giữa đại dương thì thật là quá tuyệt vời. Em đã từng vào tham quan, trải nghiệm ở Vinpearl Phú Quốc và rất ấn tượng khi các loài cá, rùa biển, hải cẩu… thậm chí cả chim cánh cụt bơi lặn ngay sát mình. Nếu Vũng Tàu cũng có một thủy cung quy mô, hiện đại là niềm hãnh diện không chỉ riêng em”, Phương Thảo nói.  

Bài, ảnh: SA HUỲNH

[Người Lao Động] Từ dự án lấp biển ở Vũng Tàu, nhìn lại dự án lấp sông Đồng Nai

 
(NLĐO)- Trong khi dự án lấp biển làm thủy cung ở TP Vũng Tàu đang bị dư luận phản ứng kịch liệt thì dự án lấp sông Đồng Nai nhiều năm nay hoang hóa, án ngữ trên sông, không ai chịu trách nhiệm.
Với việc thực hiện dự án lấp biển ở Bãi Trước làm thủy cung, song song đào núi Lớn (đều thuộc hàng thắng cảnh ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) trái phép để xây khu biệt thự, câu hỏi  dự án lấp sông Đồng Nai một thời "dậy sóng" giờ ra sao cũng đang được dư luận đặt ra.

Dự án lấp sông bây giờ bỏ hoang, cây dại đã cao 4-5m
Nằm ngay ở đoạn sông trung tâm TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 5 năm nay từ khi bị "tạm ngưng", khu đất lấn mặt sông nay trở thành vùng hoang hóa, cỏ dại mọc đầy, người dân tạm thời chiếm dụng làm quán nhậu, quán cà phê. Các loại cây dại trên khu đất hoang này giờ đã cao vọt đến 4-5m. Ở những vùng nước xung quanh "dự án", rác vương đầy.

Hiện dự án cứ nằm im chiếm sông, không có bất cứ quyết định nào của các cơ quan chức năng liên quan lên tiếng về việc này.

Dự án lấp sông giờ là đồng cỏ bỏ không
Dự án lấp sông Đồng Nai xây khu đô thị, thương mại do Công ty CP Đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát triển khai, khởi công năm 2014. Theo dự tính, dự án có diện tích hơn 84.000 m2, dài 1,3 km, trong đó có hơn 77.200 m2 lấn sông Đồng Nai đoạn qua phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa. Đoạn lấp sông xa nhất lên tới 100 m.

Sau khi dự án triển khai, khối lượng lớn đất đá đã được đổ xuống sông. Dư luận "dậy sóng", dự án buộc phải "tạm ngưng". Tháng 6-2015, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương rà soát. Đến nay… chưa có kết luận cuối cùng.

Chiếm dụng mặt sông
Theo hồ sơ, việc phê duyệt dự án trên từ Quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 21-7-2014 của UBND tỉnh Đồng Nai, do bà Phan Thị Mỹ Thanh khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký.

Tháng 5-2018, bà Phan Thị Mỹ Thanh trong cương vị là Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã bị trung ương kỷ luật cách hết chức vụ vì rất nhiều sai phạm.

Xuân Hoàng

Chờ đợi và hy vọng...

Thời gian gần đây lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những “phản ứng” rất nhanh, rất tích cực trước những “vấn đề nóng” được dư luận, báo chí phản ảnh như việc: tạm dừng dự án cải tạo nâng cấp cầu Cỏ May do nâng vốn quá cao; tạm dừng dự án lấn biển bãi Trước xây thủy cung Hòn Ngưu và san gạt núi Lớn ảnh hưởng môi trường cảnh quan thiên nhiên...

Chỉ trong vài ngày đầu tháng 10, tỉnh đã liên tiếp có những công văn chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, rà soát và tạm dừng dự án thủy cung Hòn Ngưu và san gạt núi Lớn để đánh giá, xem xét lại toàn diện... Điều này cho thấy lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và phát huy di sản văn hoá, “không đánh đổi phát triển kinh tế bằng mọi giá”!.

Với tinh thần quyết liệt, lắng nghe và cầu thị, hy vọng lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có được thông tin đa chiều mang tính xây dựng, hiến kế giải pháp khả thi trước khi họp đưa ra những quyết định "dừng hẳn hay không” đối với dự án lấp biển bãi Trước xây thủy cung Hòn Ngưu đang bị đông đảo người dân Vũng Tàu kịch liệt phản đối. Biết rằng không dễ để đưa ra một quyết định “vừa lòng tất cả mọi người”, vì còn nhiều vướng mắc và uẩn khúc mà "lịch sử để lại”, không thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Nhưng, nếu lãnh đạo tỉnh đương nhiệm bảo vệ được những gì còn sót lại của cảnh quan thiên nhiên bãi Trước và núi Lớn không tiếp tục bị xâm hại thô bạo, thì muôn đời nhân dân ghi nhớ công lao này!

“Thông tin có trách nhiệm trên tinh thần cùng chung tay xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu văn minh, giàu đẹp…” là lời nhắn nhủ của lãnh đạo tỉnh gửi đến tôi và anh em báo chí, tôi luôn ghi nhớ. Vì lẽ đó hơn bao giờ hết, tôi chờ đợi và tin tưởng, hy vọng vụ lấp biển xây thủy cung Hòn Ngưu - san gạt núi Lớn làm biệt thự... sẽ được giải quyết trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”, có lý có tình chứ không phải chiều theo cảm xúc “Yêu hay Ghét” mà ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến hình ảnh tươi đẹp của Bà Rịa - Vũng Tàu.

————————————
P/s: Bài viết nêu quan điểm cá nhân, trước thời điểm diễn ra cuộc họp liên quan đến vấn đề trên, thay cho lời chào tạm biệt và miễn bình luận!
Khuyên ai đó: “sai thì sửa, “quay đầu là bờ”, đừng “cố đấm ăn xôi” và ...”ăn mặn để đời con khát nước” !

Theo facebook Thế Hưng SaoMai

Cầu thị và sửa sai

Biển & Rừng núi, di tích lịch sử, môi trường cảnh quan luôn là chủ đề nóng, tại sao nó lại nóng? 
Vì gắn liền với sức khỏe của muôn loàn nói chung, con người nói riêng, để ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, người dân sẽ không chấp nhận để cho Doanh nghiệp tự tung tự tác, họ sẽ đấu tranh để sinh tồn, bảo vệ “lá phổi - rừng” đó là quyền cơ bản nhất. Vì vậy doanh nghiệp phải biết lắng nghe và cầu thị, đừng viện dẫn mình được chính quyền cấp phép, không phải cái gì con người cũng làm đúng, đã là người có cái đúng cái sai, quan trọng nhất biết lắng nghe tâm tư nguyên vọng của người dân, khách hàng để sữa. Cái được của Doanh nghiệp chưa thấy, cái mất đã hiện hữu, mất tiền ngày mai kiếm được, mất tình cảm đối với người dân, mãi mãi không lấy được, gọi là mất tất cả.
Với một doanh nghiệp chân chính, lương thiện phải biết “xin tiền trên mỗi người dân, khách hàng, đừng giết người dân để lấy tiền” điều đó trái với đạo lý, trái với lòng người, ắt sẽ không thuận, không thuận với lòng người trời sẽ không tha, đất sẽ không dung, cổ ngữ nói rằng: “Sở vị thiện nhân, nhân giai kính chi, Thiên Đạo hựu chi, phúc lộc tùy chi, chúng tà viễn chi, Thần linh vệ chi, sở tác tất thành.” (dịch: Người thiện thì người người đều kính trọng, được Đạo Trời bảo hộ, phúc lộc theo đó mà đến, các loại ma tà đều tránh xa, Thần linh bảo vệ, làm gì cũng thành công).
Những điều cấm kị đối với Doanh nghiệp là không được phá Rừng, lấp Biển, hủy hoại Cảnh quan thiên, môi trường, di tích lịch sử, đền chùa, mếu mạo... Ai cũng biết chính môi trường cho con người sự sống, tâm linh cho ta niềm tin, văn hoá cho ta đạo đức, vậy mà nhiều Doanh nghiệp vẫn vướng vào, tại sao họ lại vướng, đơn giản vì đồng tiền mà họ bất chấp, hậu quả để lại rất nặng nề “kẻ thì bị trời đánh, kẻ bị người đánh, họ không có đất để dung thân, từ việc làm sai trái của họ mà ảnh hưởng đến gia đình vợ con - dòng họ - tổ tiên.

Bài học nhãn tiền, còn nóng hổi như đã xẩy ra các địa phương “Đà Nẵng - bán đảo Sơn Trà, Đồng Nai - lấp sông, Hà Nội - phá Rừng phòng hộ, Tp. HCM - Thủ Thiêm...”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cây đắng thốt lên “không để lặp lại bài học xương máu trong tổ chức cán bộ”.

Dự án xây dựng thuỷ cung tại Hòn Ngưu, nếu không có phá rừng, lấp biển, san đồi, thì câu chuyện không có sự phản ứng mạnh mẽ của người dân, cộng đồng xã hội thể hiện trên báo chí và mạng xã hội trong những ngày qua. Người viết mấy dòng này mong rằng Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nên xem lại chủ trương dự án. Có thể ngừng xây dựng, hoặc lấy ý kiến nhân dân điều chỉnh địa điểm. Cần quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Ban Bí thư về công tác Dân vận của Đảng.

Theo facebook Tịnh Tịnh

[VOV] Giới thiệu một dự án - cơ bản giống Thủy Cung ở Vũng Tàu - đã gây xói lở toàn bộ bãi tắm đẹp nhất khu vực

Xin giới thiệu 1 dự án (cơ bản giống Thuỷ cung ở Vũng Tàu) khi hoàn thành đã làm xói lở toàn bộ bãi tắm đẹp nhất khu vực.
Bãi tắm Cửa Tùng kêu cứu

VOV.VN - Nhiều năm nay, bãi tắm này bị xói lở nghiêm trọng, ngày một thu hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Bãi tắm Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từng được người Pháp mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển” vì bãi cát mịn với những ngầm đá nhô ra biển tuyệt đẹp. Nhiều năm nay, bãi tắm này bị xói lở nghiêm trọng, ngày một thu hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
Bãi tắm Cửa Tùng bị xói lở một phần do xây dựng kè chắn sóng ở phía bờ Nam.
Đang vào mùa cao điểm du lịch biển nhưng bãi tắm Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị vẫn thưa bóng người. Các dãy nhà hàng, khách sạn dọc bãi biển lèo tèo khách. Bà Lê Thị Thảo, hơn 15 năm mở nhà hàng hải sản và dịch vụ tắm biển tại đây kể, trước đây bãi tắm dài rộng và thoải ra ngoài xa. Mùa hè, khách du lịch gần xa, trong đó khách nước ngoài về tắm biển, nghỉ dưỡng nườm nượp. Từ 10 năm lại đây, bãi biển hẹp dần, nước biển khoét sâu vào bờ, tạo dòng xoáy rất nguy hiểm cho người tắm biển.

Bà Lê Thị Thảo lo lắng, bãi biển ngày càng mất dần nhưng bên ngoài tàu vẫn ngang nhiên hút cát: “Ở ngoài biển, đối diện với bãi tắm có tàu lấy cát, yêu cầu cấp trên cấm lấy cát trước bãi biển. Nếu như lấy càng ngày càng không còn bãi tắm nữa vì biển sâu hẳn đi. Sợ bãi biển mất dần, khách càng ngày càng ít, dịch vụ buôn bán ngày càng khó khăn”.
Cửa Tùng - "Nữ hoàng của các bãi tắm" một thời giờ trở nên hoang vắng.
Dọc bãi tắm Cửa Tùng, hàng loạt nhà hàng, khách sạn một thời đông khách giờ phải đóng cửa vì buôn bán ế ẩm. Nhiều dự án về du lịch nghỉ dưỡng đầu tư tại bãi biển Cửa Tùng cũng bỏ dở, không triển khai.

Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh tiếc nuối một thời bãi tắm sầm uất nay đứng trước nguy cơ xóa sổ do tác động của con người. Năm 2005, khi đầu tư xây dựng đê kè chắn sóng kết hợp cầu cảng Nam Cửa Tùng dòng chảy đã thay đổi. Phía bãi tắm bị xói lở, ăn mòn, còn phía bên kia là cửa sông Bến Hải ngày một bồi lấp, cạn dần, tàu thuyền không ra vào được.

Cứu “nữ hoàng bãi tắm” Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng kè dọc bãi biển chống triều cường xâm thực. Thế nhưng, sau mỗi mùa gió bão, sóng biển cuốn phăng xói lở sâu vào bờ. Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đề xuất: “Bây giờ nếu tháo cái kè thì ảnh hưởng đến cảng cá, còn nếu để kè cát từ bên phía Gio Linh bị chặn lại, không bồi đắp sang bãi tắm Cửa Tùng. Vì vậy, có một giải pháp vừa nạo vét bên này để bồi đắp lại cho bên kia, thực hiện được 2 chức năng là hút cát ở cảng cá bồi đắp lại cho bãi tắm Cửa Tùng, đồng thời tạo luồng lạch cho tàu thuyền ra vào được”.
Đang vào mùa cao điểm du lịch nhưng hàng quán tại bãi tắm Cửa Tùng vắng khách.
Từ những năm 2009 - 2010, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với tỉnh Quảng Trị thực hiện Dự án “Điều tra, đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa Tùng” và khuyến nghị một số giải pháp cứu bãi tắm Của Tùng.

Theo đó, kiến nghị tỉnh làm thêm đê chắn sóng ngoài khơi để giảm sóng hướng Đông, tăng tuổi thọ bãi; Cải tạo kè tường đứng bảo vệ đường, có thêm thềm nghiêng để giảm sóng; Tăng cường kiểm soát và hạn chế khai thác cát, đặc biệt là ở khu vực sông Bến Hải… Đến nay, tỉnh Quảng Trị vẫn loay hoay chưa triển khai được gì. Trong khi đó, bãi tắm ngày một mất dần.
Bãi tắm Cửa Tùng bị thu hẹp dần.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Trị mới đây, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND tỉnh sớm nghiên cứu, triển khai giải pháp khôi phục bãi tắm Cửa Tùng: “Các nhà khoa học đã đưa ra rằng, nguyên nhân chính và nguyên nhân chủ yếu làm sạt lở và xâm thực bãi tắm Cửa Tùng có một phần chính là do xây dựng kè ở bờ Nam. Đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan tiếp tục làm rõ hơn các luận cứ này để có giải pháp sắp tới. Đề nghị UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ nhằm phục hồi bãi tắm đẹp được mạnh danh là "nữ hoàng bãi tắm".

Bãi biển Cửa Tùng nằm trong Tam giác du lịch Cửa Tùng- Cửa Việt- Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị. Đây là vùng động lực phát triển du lịch trên Hành lang kinh tế Đông – Tây của địa phương này. Tiếc thay, một bãi tắm đẹp nổi tiếng một thời đang ngày một xấu đi trước hiện tượng triều cường xâm thực gây xói lở và cơ nguy mất dần.

Đình Thiệu/VOV- Miền Trung
Thứ 6, 12:00, 11/08/2017
#thuỷcunghònngưu
#lấnbiển
#bãitrướcvũngtàu

Núi Lớn (Tương Kỳ) và núi Nhỏ (Tao Phùng) ở Vũng Tàu

Núi Lớn ở phía Bắc, núi Nhỏ ở phía Nam trung tâm thành phố Vũng Tàu. Núi Lớn, núi Nhỏ như hai anh em làm bình phong che chắn cho thành phố Vũng Tàu, cùng với biển cả bao quanh đã tạo nên nét đẹp độc đáo cho thành phố Vũng Tàu. 
Núi Lớn Vũng Tàu
Núi Lớn, còn gọi là Tương Kỳ, có diện tích khoảng 400ha, đỉnh cao nhất 254m. Sách Gia Định thành thông chí (viết đầu thế kỷ 19) gọi núi Lớn là Thác Cơ Sơn, dáng như rồng xanh tắm biển, đứng nghiểm nhiên dựng làm ngọn nêu để chỉ rõ bờ bến cho tàu thuyền Nam Bắc qua lại, chặn đè sóng gió. Đầu ghềnh Thác Cơ Sơn thường có những con rái cá nên dân gian thường gọi là núi Ghềnh Rái. Sách Đại Nam nhất thống chí (viết giữa thế kỷ 19) nhấn mạnh sự quan yếu của núi “làm bình phong ngoải cửa Cần Giờ”.

Góc chụp núi Lớn và bãi Trước Vũng Tàu
Du khách có thể lên đỉnh núi Lớn tận hưởng không khí trong lành, mát lạnh và thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Vũng Tàu theo con đường uốn lượn vòng quanh triền núi phía Nam, từ ngã ba đường Lê Lợi và đường Vi Ba. 
Núi Nhỏ Vũng Tàu
Núi Nhỏ, còn gọi là Tao Phùng, diện tích khoảng 120ha, cao 170m. Nếu như núi Lớn tựa dáng con rồng xanh tắm biển thì núi Nhỏ chính là “cái đuôi” của con rồng xanh ấy. 

Có hai đường lên núi Nhỏ. Một đường ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá; một đường ở phía Nam, theo 793 bậc tam cấp dẫn lên Tượng Chúa Giê su và trận địa pháo cổ cuối thế kỷ 19.   

Năm 1862, tức 3 năm sau khi đánh chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở Việt Nam trên núi Nhỏ (tại độ cao 149m). 

Cuối núi Nhỏ về phía Nam là mũi Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài vươn ra biển, ôm bãi Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm Nghinh Phong đón gió. 

Cách mũi Nghinh Phong không xa về phía Đông là Hòn Bà - tên gọi gắn với điện thờ trên đảo. Cũng như nhiều địa danh khác ở Vũng Tàu dù trước đó đã có tên Việt, Hòn Bà đã từng được người Pháp đặt cho cái tên Ile d" Archinard, vốn là tên một viên tướng trong quân đội viễn chinh. Mũi Nghinh Phong, Hòn Bà tạo cho cảnh quan núi Nhỏ thêm kỳ thú. 

Núi Lớn, núi Nhỏ còn bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa như phòng tuyến trận địa pháo của Pháp, Hải đăng Vũng Tàu, Hầm thủy lôi của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2, đài ăngten parabol của quân đội Mỹ, Tượng chúa Giêsu, một trong những công trình điêu khắc về Đức chúa trời cao nhất thế giới và rất nhiều đền, chùa… 

Tài liệu này lấy theo sách “Di tích-Thắng cảnh BR-VT” của Tiến sĩ Đinh Văn Hạnh 

[Diễn Đàn Doanh Nghiệp VCCI] Núi Lớn bị san phẳng và câu hỏi trách nhiệm

 
(ENTERNEWS.VN) Không ai khẳng định có “nhóm lợi ích” nằm ở dự án liên quan đến núi Lớn bị san phẳng, nhưng rõ ràng đang tồn tại sự vô trách nhiệm của chính quyền địa phương này.
Ngày 18/10, đoàn liên ngành của UBND TP Vũng Tàu yêu cầu Công ty cổ phần du lịch cáp treo Vũng Tàu (VCCT) tạm dừng việc san núi Lớn. Tại thời điểm bị kiểm tra, công ty này đã bạt hơn 8.000 m2 đất núi.

Theo đại diện đoàn kiểm tra TP Vũng Tàu, VCCT bạt núi, san nền khi chưa có giấy phép nên đã yêu cầu tạm ngưng thi công, trong trường hợp có giấy phép thì phải báo cho chính quyền biết để giám sát.

Hồ Mây Park đang cho san phẳng đỉnh núi Lớn Vũng Tàu
Đáng chú ý, khi truyền thông hỏi cơ quan chức năng sao lại thế này, một đại diện của Sở Xây dựng liền phàn nàn rằng: “Họ làm quá nhanh, việc bạt núi chỉ diễn ra trong vài ngày gần đây nên chúng tôi không kịp phát hiện ra. Khi làm việc với chủ đầu tư, họ tỏ ra không biết, hoặc cố tình không biết việc san bạt núi phải có sự đồng ý của các cơ quan chức năng”.

Sự việc có cái gì đó na ná như vụ “cạo trọc đồi núi” ở Nha Trang để làm bất động sản cách đây chưa lâu lắm. Hoặc, chuyện núi Sơn Trà (Đà Nẵng) bị cạo, cũng như trước đó hàng loạt các quả đồi thông và rừng trồng tạo thành hình “con cá ngựa” nhìn ra mặt vịnh Hạ Long thuộc khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long đã bị phá hủy, phân cấp cho hàng loạt các dự án bất động sản cũng vậy..v..v.

Khi bị phát hiện, lên án, cũng có người biện minh rằng: “Thế phát triển mà không cho chặt cây, thay đổi địa hình thì phát triển như thế nào?” Vâng, chính quyền và cả chủ đầu tư thường vẫn khăng khăng bảo vệ dự án khi lấy cái cớ “phát triển kinh tế” hay “mang lợi ích cho dân” để biện minh cho tất cả hoạt động của dự án. Có điều, tại sao những dự án kiểu như thế dân bức xúc? Nếu mang lại lợi ích cho dân thì tại sao dân lại phản đối?

Điểm chung là một khung cảnh thiên nhiên ngổn ngang, bị tàn phá nặng nề. Và có lẽ, những đơn vị thi công họ thực hiện dự án một cách ồn ào, phá hoại nhiệt tình như thế là những người không nắm vững quy trình khi họ không trình báo, báo cáo chính quyền. Mà đã không trình báo đúng quy trình thì nói như đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Ai mà biết để… xử lý!

Dừng ở đây, người viết chợt nhớ đến câu nói này của Giáo sư Joseph E. Stiglitz của trường ĐH Columbia, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, ông nói: “Các nhóm lợi ích luôn cố gắng liệt kê lợi ích của người khác vào sự nghiệp chính trị của mình. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy những lợi ích đó thực sự đạt được”.

Tức là, hẳn số đông dư luận cũng đồng tình dưới góc nhìn của người viết khi không ai khẳng định có “nhóm lợi ích” nằm ở cái dự án liên quan đến núi Lớn bị san phẳng, nhưng rõ ràng đang tồn tại sự vô trách nhiệm của chính quyền liên quan đến lĩnh vực đầu tư – xây dựng ở địa phương này.

Không biết sự vô trách nhiệm này là “vô tình” hay hữu ý, nhưng nhìn chung nó đã thành “triệu chứng” của một bộ phận chính quyền địa phương. Hễ mỗi khi có sai phạm lớn gì gì đó thì mặc nhiên câu cửa miệng “chưa nghe cấp dưới báo cáo” và khi sự đã rồi thì các đồng chí nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm… sâu sắc.

Đành rằng, chính quyền không thể “3 đầu 6 tay”, cái gì cũng có thể biết hết. Nhưng vì sao từ việc to đến việc nhỏ, người ta vẫn thành tích thế này, thành tích thế kia, vẫn tham nhũng được đẩy lùi, vẫn trong sạch, vững mạnh... Ấy thế mà, cả một cái đồi, ngọn núi đúng là “to như núi” bị xà xẻo sờ sờ ra đó, xe, máy móc làm việc ầm ầm… mà chính quyền lại không biết vì “họ làm quá nhanh, không báo cáo”. 

Chúng ta là nước đi sau nhưng đã không tránh được vết xe đổ của các nước đi trước. Chúng ta đã dẫm lại các vết xe đổ đó bởi do quá thèm muốn những lợi ích từ thiên nhiên mà đã phớt lờ, thậm chí bất chấp phí tổn môi trường. Để rồi, khi thấy việc đó là sai trái, số đông dư luận phản ứng thì dường như “ván đã đóng thuyền”.

Người ta cố tình lờ đi chuyện phải mất hàng nghìn, chục nghìn, thậm chí cả trăm nghìn năm hoặc lâu hơn thế nữa thì địa hình mới kiến tạo nên những quả đồi, ngọn núi. Mất hàng chục năm để những cánh rừng có thể phát triển xanh mát. Nhưng, chỉ mất một thời gian ngắn hơn như thế rất nhiều, họ có thể san phẳng cánh rừng, họ có thể san phẳng địa hình những quả đồi. Để rồi giờ đây, đất đai ngổn ngang và sau đó, sẽ có những tòa cao ốc, biệt thự… mọc lên sừng sững.

Chính vì vậy, đã đến lúc cần thẳng thắn nhìn nhận một thực tế rằng, các địa phương, chủ đầu tư không nên suy luận kiểu “có phép là đúng”, mà cần cầu thị lắng nghe dư luận trái chiều. Bởi vì “có phép vẫn sai như thường” và hy vọng với tinh thần lắng nghe, cầu thị và mạnh dạn sửa sai nghiêm túc để các vị không mang tiếng vô cảm với tương lai.

Hải Đăng